1. Răng khôn – mối nguy hiểm tiềm tàng trên hàm răng
Răng khôn là gì?
Răng khôn là răng hàm cuối cùng của mỗi bên hàm và thường được mọc khi chúng ta ở độ tuổi từ 16 đến 25
Răng khôn là những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên sau cùng nên thường vòm miệng của bạn không có đủ chỗ dành cho chúng. Đây cũng là thời điểm mà xương hàm ít phát triển về kích thước, chất lượng xương lại cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày chắc khiến răng khôn dễ bị mọc lệch và ngầm.
Nhổ răng khôn là một thủ tục phẫu thuật để loại bỏ một hoặc nhiều răng khôn – bốn răng trưởng thành vĩnh viễn nằm ở góc sau của miệng bạn trên đỉnh và dưới cùng. Răng khôn thường mọc qua nướu trong những năm cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu hai mươi. Vào thời điểm này, 28 chiếc răng trưởng thành khác thường mọc đúng chỗ, vì vậy không phải lúc nào cũng có đủ khoảng trống trong miệng để răng khôn mọc đúng.
Nếu một chiếc răng khôn không có đủ chỗ để phát triển (răng khôn bị ảnh hưởng), chúng thường gây ra cảm giác đau, nhiễm trùng hoặc các vấn đề răng miệng khác và buộc bạn có thể sẽ cần phải nhổ bỏ. Nhổ răng khôn nên được thực hiện bởi một nha sĩ chuyên nghiệp hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng.
NHỔ RĂNG KHÔN CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
Việc loại bỏ răng khôn là CẦN THIẾT khi bệnh nhân gặp phải các vấn đề như sau:
– Các cơn đau răng xuất hiện, kéo dài và gây ảnh hưởng.
– Xuất hiện u nang chân răng.
– Có khối u trong hàm răng.
– Các răng xung quanh đã bị tổn thương.
– Mắc phải các bệnh nhiễm trùng răng lợi.
– Sâu răng phát triển.
Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu nha khoa cần thiết trong nhu cầu bảo vệ thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng chung. Tuy mỗi người có thể gặp những trường hợp khác nhau, nhưng hãy cân nhắc việc thăm khám với chuyên gia nha khoa có chuyên môn để được tư vấn và xử lý chính xác. Đối với trường hợp rất đặc biệt và phức tạp, nha sĩ sẽ yêu cầu người bệnh theo dõi sự phát triển của chiếc răng, thực hiện vệ sinh răng miệng đầy đủ và giữ liên lạc với nha sĩ để cập nhật tình hình.
Tác hại của răng khôn
Răng khôn chính là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây ra các bệnh lý về răng:
– Gây đau nhức
Khi răng khôn mới nhú lên bạn sẽ cảm nhận thấy lợi bị sưng lên và cảm thấy đau nhức mức độ tùy vào vị trí răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm, nặng hơn là bị sốt nhẹ ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày và việc giao tiếp.
– Gây ra các bệnh về răng miệng
Do răng khôn ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ lâu dần sẽ gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng…Nếu răng khôn không được điều trị, bệnh viêm lợi sẽ tái phát nhiều lần với mức độ nguy hiểm ngày càng cao.
Điều này có thể ảnh hưởng đến các răng khôn như răng có thể bị kẹt lại dưới mô nướu bởi các răng khác hoặc xương hàm. Nếu răng khôn bị tác động, có thể dẫn đến sưng và đau.
2. Các trường hợp cần nhổ răng khôn:
Vì răng được nhổ trước tuổi 20 có chân răng ít phát triển và ít gây biến chứng, nên Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ khuyên người ở độ tuổi từ 16 đến 19 nên kiểm tra răng khôn để được đánh giá xem họ có nên nhổ bỏ hay không.
Răng khôn bị viêm lợi trùm, viêm nướu
Khi răng khôn mọc lệch sẽ làm nhồi nhét thức ăn, lâu ngày làm cho nướu bị sưng đỏ, viêm quanh thân răng, sau đó sẽ tạo túi mủ, làm cứng hàm, bệnh nhân khó khăn trong việc há miệng…Nếu không được xử lý kịp thời, việc viêm nhiễm sẽ phá hủy xương xung quanh răng và các răng bên cạnh thậm chí gây nhiễm trùng huyết.
Răng khôn gây sâu răng
Răng khôn mọc lệch nghiêng vào răng kế bên khiến thức ăn khi bị kẹt vào đó sẽ khó vệ sinh, gây viêm nhiễm. Lâu ngày nó sẽ làm sâu chiếc răng bên cạnh và thậm chí là sâu răng khôn. Nếu tình trạng sâu răng kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tủy, viêm quanh cuống rất nguy hiểm.
Răng khôn mọc ngầm gây nang thân răng
Khi răng khôn mọc ngầm trong xương hàm có thể làm nhiễm khuẩn răng, gây chấn thương răng,.. phát triển âm thầm trong xương hàm mà ta không hề hay biết. Nếu không được điều trị kịp thời, xương hàm sẽ bị tiêu xương dần, gây rụng răng và làm tăng nguy cơ gãy xương hàm.
Khiến răng kế bên mọc chen chúc, khấp khểnh
Răng khôn răng khôn thường mọc lệch trên cung hàm và đẩy các răng kế bên về phía trước khiến răng chen chúc, khấp khểnh. Khi chiếc răng khôn số 8 mọc lệch còn làm xô lệch răng bên cạnh, làm ảnh hưởng đến khớp cắn.
Quy trình nhổ răng khôn tại Nha khoa Long Trang
Bước 1: Chụp phim 3D và đánh giá tình trạng răng.
Bước 2: Gây tê
Bước 3: Tiến hành tiểu phẫu loại bỏ răng khôn.
Bước 4: Khâu vết thương, bác sĩ sẽ dặn dò các vấn đề về chăm sóc răng khôn tại nhà sau khi nhổ.
Nha khoa Long Trang địa chỉ nhổ răng khôn uy tín:
Khi răng khôn của bạn gây ảnh hưởng như trong các trường hợp trên, bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sỹ khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng khó lường mà răng khôn gây ra.
- Hệ thống ghế khám riêng biệt đảm bảo sự riêng tư, sạch sẽ cho từng khách hàng.
- Vô khuẩn tuyệt đối nhờ phòng tiệt trùng riêng biệt với 3 bước tiệt trùng đạt tiêu chuẩn
- Bên cạnh đó là đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao đã nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh nhân.